About

Monday, October 27, 2014

Active windows server all version




- Vào RUN nhập đoạn sau: %systemroot%\system32\oobe\msoobe.exe /a
-
Enter, rồi nhập key vào (key bên dưới)
- Next, next, next tới chỗ login account thì tick cái phía dưới (active ko đăng nhập tài khoản).
- Xong, vào RUN gõ kiểm tra đã active%systemroot%\system32\oobe\msoobe.exe /a

Key:
Windows Server 2003 Final All Versions
JB88F-WT2Q3-DPXTT-Y8GHG-7YYQY

Windows xp home edition upgrade
BQJG2-2MJT7-H7F6K-XW98B-4HQRQ

Windows 2003 Candidated Release 2
HJYCJ-647BB-76FYQ-J76JT-P78XD

Windows 2003 Corporate
JB88F-WT2Q3-DPXTT-Y8GHG-7YYQY

Windows 2003 Enterprise Server
QW32K-48T2T-3D2PJ-DXBWY-C6WRJ

Windows 2003 Web Server
D42X8-7MWXD-M4B76-MKYP7-CW9FD

Windows 2003 Standard Server
M6RJ9-TBJH3-9DDXM-4VX9Q-K8M8M

Windows 2003 Server (All)
JB88F-WT2Q3-DPXTT-Y8GHG-7YYQY

Windows 2003 Server Candidated Enterprise Edition
K4RBR-F3K42-M9RXG-48TPR-H6BPB

Windows 2003 Server
K4RBR-F3K42-M9RXG-48TPR-H6BPB
QW32K-48T2T-3D2PJ-DXBWY-C6WRJ

Windows 2003 Server .net
K4RBR-F3K42-M9RXG-48TPR-H6BPB
 QW32K-48T2T-3D2PJ-DXBWY-C6WRJ
 C4C24-QDY9P-GQJ4F-2DB6G-PFQ9W

Windows 2003 Server 32 Bit Enterprise
K4RBR-F3K42-M9RXG-48TPR-H6BPB

Windows 2003 Ger Server Full
C4C24-QDY9P-GQJ4F-2DB6G-PFQ9W

Microsoft Longhorn Build 4008
CKY24-Q8QRH-X3KMR-C6BCY-T847Y

Windows Longhorn Build 4008
CKY24 Q8QRH X3KMR C6BCY T847Y

Windows Longhorn Alpha Build 4008
CKY24 Q8QRH X3KMR C6BCY T847Y

Microsoft Windows Longhorn Alpha Build 3683
CKY24-Q8QRH-X3KMR-C6BCY-T847Y

Tuesday, October 7, 2014

Trắc nghiệm khả năng chủ động của bạn

Trong cuộc sống luôn đòi hỏi mỗi người cần phải có tính chủ động cao. Để có thể khám phá tính chủ động của bạn, hãy thực hiện bài trắc nghiệm dưới đây...

Trong cuộc sống, mọi việc thành công hay thất bại phụ thuộc vào tính tự chủ (chủ động) của mỗi người. Sự chủ động trên cơ sở nhận thức khoa học, sự hiểu biết về công việc sẽ đem đến sự thành công cho mỗi người trên mọi lĩnh vực.

Nhưng thiếu chủ động, hay do dự sẽ để tuột mất nhiều cơ hội tốt đến mình. Tính chủ động hay do dự của bạn không phải ở đâu xa mà chính là những hành động mà bạn đã từng hành động trong thực tế cuộc sống. Để biết mình có phải là người chủ động hay không, hãy thực hiện bài trắc nghiệm dưới đây nhé.

Yêu cầu của bài trắc nghiệm: 

Bạn hãy trả lời trung thực những phương án trả lời cho mỗi câu hỏi. Tương ứng với mỗi phương án trả lời là một số điểm nhất định, sau khi trả lời hết các câu hỏi, bạn sẽ cộng tổng điểm và so sánh với đáp án. Bạn sẽ thấy được sự chủ động của bạn ở mức độ nào.

Hãy bắt đầu nhé!

1. Công việc mà bạn đang làm là do ai quyết định?

a. Do bạn tự quyết định

b. Do gia đình sắp xếp

c. Do bạn bè đóng góp ý kiến

2. Để đạt được vị trí như bây giờ bạn nhờ vào đâu?

a. Nhờ vào năng lực của bạn.

b. Chỉ là sự may mắn tình cờ.

c. Do người quen giúp đỡ.

3. Khi trả bài thi ở trường lúc bạn đang đi học, bạn thường dựa vào đâu?

a. Bạn dựa vào khả năng làm bài của mình.

b. Bạn dựa vào sự hướng dẫn giảng bài của cô giáo và bạn cùng học.

c. Bạn hoàn toàn dựa vào việc nhìn bài của bạn cùng học.

4. Khi đứng trước một sự việc phức tạp bạn sẽ dựa vào đâu để giải quyết.

a. Dựa vào kinh nghiệm và khả năng nhận thức của mình.

b. Có lúc bạn tìm đồng nghiệp để bàn bạc.

c. Bạn luôn tham khảo ý kiến của người khác ở mọi việc.

5.Trong chuyện hôn nhân bạn quyết định như thế nào?

a. Bạn tự tìm hiểu và quyết định tất cả.

b. Bạn kết hôn do sự giới thiệu của người thân.

c. Bạn làm theo sự sắp đặt của gia đình.

6. Khi không có anh ấy ở nhà, bạn sẽ quyết định việc nhà như thế nào?

a. Tự mình quyết định.

b. Đợi anh ấy về và hỏi ý kiến của anh ấy.

c. Không bao giờ dám quyết định.

7. Khi bạn đưa ra ý kiến, bạn sẽ bảo vệ ý kiến của mình đến mức độ nào?

a. Luôn bảo vệ ý kiến của mình đến cùng.

b. Một mặt bảo vệ ý kiến đồng thời có sự tôn trọng ý kiến của người khác.

c. Luôn làm theo ý kiến của người khác.

8. Để khẳng định uy tín và năng lực của mình, bạn phấn đấu theo con đường nào?

a. Bạn tập trung sức lực vào công việc, chẳng cần quan tâm đến xung quanh.

b. Bạn tham khảo ý kiến đóng góp của đồng nghiệp để điều chỉnh cho phù hợp.

c. Bạn luôn làm theo những gì đồng nghiệp nói với bạn.


Sự chủ động quyết định đến thành công của bạn (Ảnh Sanalpazar)

Cách xử lý:

Mỗi câu bạn trả lời cho phương án a: Bạn được 1 điểm

Mỗi câu bạn chọn phương án b: Bạn được 2 điểm

Mỗi câu bạn chọn phương án c: Bạn được 0 điểm

Tổng số điểm bạn có được biểu hiện cụ thể như sau:

Nếu bạn được từ 11 -16 điểm

Bạn là người có tính độc lập, tự chủ cao. Trong quá trình làm một việc nào đó, bạn luôn có sức chịu đựng kiên cường. khi tình hình diễn biến phức tạp, bạn luôn là người đưa ra những quyết định nhanh chóng và giải quyết mọi việc hiệu quả. Chính vì lẽ đó, trước một công việc bạn luôn được xếp ở vị trí trưởng nhóm và được cấp trên và đồng nghiệp tin tưởng và yêu mến.

Trong cuộc sống bạn không bị chi phối vào những chuyện vụn vặt, luôn biết lắng nghe ý kiến của người khác, biết đặt mình vào vị trí của người khác để giải quyết vấn đề.

Nếu bạn được từ 5 – 10 điểm

Bạn là người bảo thủ, tính chủ động của bạn luôn theo ý muốn chủ quan của bạn. mọi việc bạn làm luôn tuân theo những gì bạn nghĩ. Những ý kiến của người khác bạn luôn để ngoài tai bởi theo bạn thì chẳng có ai có thể cho được ý kiến tốt hơn với bản thân mình. Bạn sẽ hết sức khó chịu khi có người tham gia ý kiến vào những việc mà bạn đang làm.

Bạn là người sống theo lý trí, mọi mối quan hệ bạn dựa trên những nguyên tắc máy móc để giải quyết. Chính vì điểm này, nên trên thực tế mọi người ngại tiếp xúc và bạn trở nên ít bạn bè hơn trong cuộc sống.

Vì vậy, bạn cần phải xem xét lại bản thân mình và mở rộng lòng hơn với mọi người để cuộc sống của bạn luôn vui vẻ và hạnh phúc hơn.

Nếu bạn được từ 0 – 4 điểm

Trái ngược với hai mức trên, bạn lại là người hay do dự. Mọi việc mà bạn làm luôn bị người khác chi phối. Nói cách khác, bạn là người thiếu chính kiến, ở mọi lĩnh vực mọi người thiếu niềm tin đối với bạn. đôi khi bạn cũng muốn thể hiện tính chủ động của mình nhưng cũng chỉ ở mức độ yếu ớt. Khi thiếu sự bảo trợ của cấp trên, hay đồng nghiệp hoặc người thân bạn luôn lúng túng chẳng biết xử lý công việc ra sao.

Vì vậy, nếu bạn không muốn cuộc sống của bạn do người khác quyết định thì hãy mạnh dạn hơn. Tích cực học tập và rèn luyện trong thực tế, khẳng định bản thân bằng chính năng lực của mình. Khi có điều kiện, bạn nên mạnh dạn phát biểu chính kiến của mình trước đông người.

Khí Chất và Biểu Hiện

1. KHÍ CHẤT LINH HOẠT (KIỂU XĂNGANH) (Mạnh, Cân Bằng, Linh Hoạt)
– Kiểu người linh hoạt, hăng hái, sôi nổi, tháo vát và đầy sáng tạo (nhưng chỉ lúc nào người đó hứng thú)
– Luôn hướng về tập thể.
– Luôn sống lạc quan, vui vẻ, cởi mở, thiện chí và ưa dí dỏm.
– Tích cực học tập, lao động và công tác xã hội.
– Luôn muốn thay đổi ấn tượng, không chịu được những hoạt động đơn độc kéo dài.
– Tâm tính thường hay thay đổi nhưng chủ yếu là trạng thái thoải mái, cân bằng.
– Dễ quen, dễ thích nghi.
– Những thất bại và những điều khó chịu đối với họ có tính chất nhẹ nhàng.
– Những đại diện: Napôlêông, Lécmantốp, Môda.
Biểu hiện:
+ Có tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát, vui vẻ, dễ ham mê, lạc quan.
+ Quan hệ rộng rãi, dễ thân, dễ gần.
+ Trong học tập, các em tiếp thu nhanh, mạnh dạn phát biểu ý kiến, rất nổi trong tập thể, thích tham gia hoạt động, dễ di chuyển chú ý.
+ Dễ nhìn thấy thiếu sót và dễ tiếp thu phê bình.
+ Nhận thức rộng mà không sâu, thiếu kiên trì, bền bỉ, chống chán, dễ phân tán sức lực.
2. KHÍ CHẤT BÌNH THẢN (KIỂU Phlêmatic) (Mạnh, Cân Bằng, Không Linh Hoạt)
– Thường bình thản và thăng bằng. Luôn thong thả, ung dung, đĩnh đạc, không bao giờ hấp tấp.
– Chín chắn, ít bị kích động. Luôn bình tĩnh giải quyết khó khăn trong cuộc sống. Thực hiện mọi việc chu đáo, thận trọng.
– Thích trật tự, ngăn nắp và hoàn cảnh quen thuộc.
– Ít cởi mở, ít biểu hiện rõ rệt các cảm xúc và trạng thái tình cảm.
– Nhược điểm của kiểu khí chất này là: có tính ỳ và không linh hoạt. Thích nghi chậm với môi trường.
Những đại diện: M.I.Cutudốp, I.Niutơn, nhà thơ A.Crưlốp.
Biểu hiện:
+ Cần cù, chịu khó, chăm chỉ học tập.
+ Nhận thức không nhanh nhưng chắc và sâu.
+ Nghiêm túc trong học tập và có tinh thần trách nhiệm với công việc nhưng phản ứng chậm với những tác động.
+ Thường có vẻ kín đáo, ít cởi mở, ít chan hòa với bạn bè, với những hoạt động sôi nổi.
+ Thiếu linh hoạt, chậm chạp, thường do dự, bỏ lỡ cơ hội.
3. KHÍ CHẤT NÓNG NẢY (kiểu Côlêric) (Mạnh, Không Cân Bằng)
- Thường nhanh nhẹn, nóng nảy, ồ ạt.
– Rất tích cực, say mê.
– Phản ứng mạnh và kiên quyết.
– Các rung cảm diễn ra với nhịp điệu nhanh.
– Cảm xúc bộc lộ rõ rệt qua nét mặt, ngôn ngữ.
– Thường là người thật thà, thẳng thắn, không quanh co.
– Tính phản ứng mạnh thường lấn át tính tích cực.
– Đặc biệt say mê trong công việc nhưng nhiều khi lại mất cân bằng, dễ có những thay đổi đột ngột trong tâm trạng, có những cảm xúc bộc phát.
– Dễ bốc, dễ xẹp.
– Gay gắt, cục cằn.
Các đại diện: A.Puskin, nhà quân sự A.E.Xuvurốp, nhà cách mạng M.Rôbespie.
Biểu hiện:
+ Hay xung phong nhận nhiệm vụ và quyết tâm làm cho bằng được bất chấp khó khăn.
+ Thường là những người hăng hái, đi đầu.
+ Hay hứng thú với những hoạt động có tính chất động.
+ Hăng hái, sôi nổi nhưng thiếu kiên trì hay vội vàng, hấp tấp.
+ Đối với bạn hay nhiệt tình, hay giúp đỡ nhưng cũng hay cáu gắt khi không vừa ý.
+ Dễ bị khích.
+ Tính tự kiềm chế kém. Hay tự ái, dễ nổi nóng, dễ phát khùng dẫn đến hành động vô tổ chức, vô kỉ luật bất chấp hậu quả.
4. Khí chất ưu tư (kiểu Mêlangcôle) (kiểu thần kinh yếu)
– Kiểu người có thiên hướng ngẫm nghĩ sâu.
– Nhạy cảm, đa sầu, đa cảm.
– Ít cởi mở, dễ bị ức chế, dễ bi quan, lo lắng, dễ bị mếch lòng, hay nghĩ ngợi một cách ốm yếu.
– Lúng túng, vụng về trong hoàn cảnh mới.
Theo Páplốp, những người thuộc kiểu khí chất này là loại người có “tính đau khổ” cao:
Những đại diện: Gôgôn, P.I.Traicốpxki.
Biểu hiện:
+ Bề ngoài ủy mị, yếu đuối, hay lo lắng.
+ Rụt rè, nhút nhát hay tự ti, khép kín.
+ Nhận thức chậm nhưng sâu sắc.
+ Suy nghĩ chín chắn, biết nhìn xa trông rộng.
+ Giàu ấn tượng, nhạy bén, tinh tế.
+ Xa lánh, không thích những hoạt động náo nhiệt.
+ Đặc điểm nổi bật là hiền dịu, dễ cảm thông với mọi người.
+ Tình cảm tế nhị, bền vững.
+ Thường mơ mộng, đắm chìm trong thế giới nội tâm.
+ Kiên trì chịu đựng, khắc phục khó khăn. Trong hoàn cảnh quen thuộc, bình thường họ làm việc tốt, đạt kết quả cao.

Khí chất con người

Nếu mọi người nói rằng bạn là người hướng ngoại, nhưng thuộc kiểu nào và có gì thuận lợi hay khó khăn trong tính cách của bạn? Hãy thực hiện bài trắc nghiệm dưới đây...

Nếu bạn là người yêu thích giao tiếp và những hoạt động ngoài trời. Trên bờ môi luôn thể hiện nụ cười thường trực, lời nói to khỏe tự nhiên, hành động nhanh nhẹn, thì bạn ắt là người hướng ngoại.

Nhưng trên thực tế khi quan sát những người có kiểu nhân cách hướng ngoại bạn có nhận thấy sự biểu hiện về thái độ và hành vi của người này không giống với người kia. Lý do ở đây chính là trong kiểu người hướng ngoại còn được các nhà tâm lý học chia ra có hai loại là: loại người hướng ngoại nóng nảy và loại người hướng ngoại hoạt bát.

Cho dù bạn thuộc loại người hướng ngoại nóng nảy hay loại người hướng ngoại hoạt bát thì đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định trong cả cảm xúc và hành vi.

Sở thích giao tiếp là đặc trưng của kiểu người hướng ngoại (Ảnh Wordpress)

Để xác định mình thuộc loại nhân cách hướng ngoại nào hãy thực hiện bải trắc nghiệm dưới đây.

Yêu cầu: Bạn phải trả lời nhanh nhất và trung thực những ý tưởng nảy sinh đầu tiên trong đầu. Mỗi câu hỏi bạn hãy trả lời “có” hoặc “không”.
Sau khi bạn hết các câu hỏi và cộng điểm rồi so sánh với đáp án bạn sẽ có biết được bạn thuộc loại nhân cách hướng ngoại nào.

Bài trắc nghiệm gồm có 24 câu hỏi

1. Chẳng có vấn đề gì trong cuộc sống có thể làm bạn bận tâm?

2. Lời nói của bạn có thường hay mang tính bột phát thiếu suy nghĩ không?

3. Trong những cuộc tranh luận bạn có thường bất chấp tất cả để bảo vệ quan điểm của mình đến cùng không?

4. Khi buồn bạn có tìm những hình thức giải trí có cảm xúc mạnh để giải buồn không?

5. Trước khi hành động bạn có suy tính một cách kỹ lưỡng không?

6. Có bao giờ bạn cảm thấy buồn một cách vô cớ không?

7. Bạn có thích những buổi gặp mặt bạn bè không?

8. Bạn quan niệm rằng ít bạn mà thân thiết còn hơn là nhiều bạn mà không thân?

9. Khi bạn bị đồng nghiệp, bạn bè trách mắng, bạn có phản ứng lại ngay không?

10. Trong những cuộc vui bạn có thoải mái vô tư dồn hết tâm trí cho cuộc chơi không?

11. Khi bạn hỏi những người xung quanh, họ có cho rằng bạn là người hoạt bát không?.

12. Khi đứng trước một đám đông, bạn thường thiên về im lặng ?.

13. Bạn có hay buôn chuyện không?.

14. Bạn muốn tìm hiểu một điều gì đó, bạn cho rằng nên đọc sách còn hơn là hỏi người khác có phải không?.

15. Bạn có thích những công việc đòi hỏi phải có sự tập trung cao độ thường xuyên không?.

16. Khi làm việc trong một nhóm đồng nghiệp thường hay giễu cợt nhau, bạn có cảm thấy khó chịu không?.

17. Bạn có cảm thấy thích thú với những việc đòi hỏi thời gian gấp rút không?.

18. Dáng đi của bạn có ung dung, thong thả không?.

19. Bạn là người hay nói chuyện bất kể người quen hay người lạ có phải không?.

20. Khi trong một thời gian dài mà không được tiếp xúc với mọi người, bạn có cảm thấy khổ sở không?.

21. Bạn có cho mình là người luôn tự tin không?.

22. Bạn có bao giờ có suy nghĩ rằng không thể có được niềm vui thực sự trong buổi liên hoan không?.

23. Trong cuộc sống bạn có biết cách làm cho cả nhóm đang ở tâm trạng buồn trở nên vui vẻ được không?.

24. Bạn có thích trêu chọc người khác không?.

Cách bạn cho điểm
Với mỗi câu bạn trả lời “có” bạn chấm là: 1 điểm

Với mỗi cầu trả lời “không” bạn chấm là: 0 điểm

Kết quả thể hiện kiểu loại nhân cách trong con người của bạn được thể hiện trên các mức điểm như sau:

Khi tổng số điểm của bạn là 12 – 24 điểm: Bạn thuộc kiểu loại người hướng ngoại hoạt bát


Bạn luôn lạc quan yêu đời và cởi mở với thế giới (Ảnh Csaga)

Bạn có kiểu loại hoạt động thần kinh linh hoạt với cường độ mạnh và có sự cân bằng giữa hai quá trình hưng phấn và ức chế. Điểm nổi bật trong tính cách của bạn là luôn có những phản ứng nhanh nhạy trước những biến động của cuộc sống. Cho dù ở bất kỳ một hoàn cảnh nào bạn cũng có thể hòa nhập một cách nhanh chóng. Bạn rất hợp với những vị trí là người tuyên truyền hoặc thuyết trình về một vấn đề nào đó. Tư duy của bạn linh hoạt, luôn có ham muốn tìm tòi khám phá nhưng điều mới lạ, khả năng hiểu biết của bạn rất rộng.

Thái độ trước cuộc sống bạn luôn có được niềm tin mãnh liệt và nó được biểu hiện ở sự lạc quan yêu đời, luôn cởi mở vui vẻ với mọi người. Vì lẽ đó, bạn luôn có rất nhiều bạn bè.

Trong công việc bạn luôn là người đi đầu bởi những ý tưởng mang tính sáng tạo cao và sự nhiệt tình sôi nổi. Trong tình yêu bạn có được sự say mê, nồng cháy và đem lại cho người yêu niềm hạnh phúc bất tận.

Nhưng yếu điểm của bạn là: Thiếu sự kiên trì chịu đựng đối với những công việc đơn điệu kéo dài. Trong tình yêu bạn nồng cháy, đam mê nhưng lại rất dễ bị lôi kéo bởi những hình ảnh mới lạ.

Bởi vậy, bạn hãy luôn cảnh giác với sự diễn biến phức tạp trong tình cảm và xác định rõ ranh giới giữa tình yêu và cảm xúc tức thời để bảo vệ hạnh phúc thực sự của chính mình.

Khi tổng số điểm của bạn là 0 – 11 điểm: Bạn thuộc kiểu loại người hướng ngoại nóng nảy.


Bạn nóng giận và hành động vụng về (Ảnh Visualphotos)

Kiểu hoạt động thần kinh của bạn là mạnh, linh hoạt nhưng không cân bằng. Hai quá trình hưng phấn và ức chế trước những vấn đề kích thích của môi trường khó có được sự đáp ứng tương đồng.

Đặc điểm nổi bật trong tính cách của bạn là sự nhiệt tình, sôi nổi và đam mê trong cuộc sống. Trong công việc bạn cũng là người năng nổ, luôn sẵn sàng nhận phần việc khó khăn về phía mình và huy động hết khả năng sức lực và trí tuệ để hoàn thành nhưng công việc được giao phó. Hành động luôn mạnh mẽ, quyết đoán và dứt khoát, chủ động và mang tính sáng tạo cảo

Trong quan hệ giao tiếp với mọi người bạn là người bộc trực, thẳng thắn không dấu diếm điều gì. Vì vậy, tuy rằng nhiều lúc bạn gây phiền phức với đồng nghiệp nhưng họ vẫn luôn có lòng tin khi được làm việc với bạn.

Trong tình yêu cũng vậy, bạn là người chung thủy và chăm sóc người yêu hết mình. Khi cần bạn sẵn sàng có sự hy sinh bản thân miễn người yêu của bạn được hạnh phúc.

Nhưng yếu điểm của bạn cũng không ít. Bạn bộc trực thẳng thắn nhưng thiếu đi sự khéo léo nên dễ nổi nóng, gây mâu thuẫn làm mất lòng người khác nếu họ không hiểu bạn. Sự hòa nhập với sự thay đổi của hoàn cảnh chậm, thường hay có những phản ứng vụng về nóng nảy làm hỏng việc. Những công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ với sự tập trung cao độ không hợp với tính cách của bạn.

Trong tình yêu, bạn chung thủy nhưng lại tỏ ra vụng về. Rất khó khăn trong việc bày tỏ những lời nói và hành động biểu thị sự yêu thương. Nếu người yêu là người hiểu biết họ rất yên tâm và yêu bạn hết lòng, còn nếu họ không có sự hiểu biết về tính cách của bạn dễ xảy ra xung đột giữa hai người. Vấn đề quan trọng nhất của bạn là phải rèn luyện sự kiên trì và suy nghĩ chín chắn trước mỗi lời nói và hành động.

Sunday, October 5, 2014

It's my life



Saturday, October 4, 2014

Animator vs Animation

Animator vs Animation


Thursday, October 2, 2014

The Art of Game Design tiếng Việt - Phần 2

Chương 2:
The Designer Creates
an Experience (Phần 1)



(Phần này đọc hơi khó hiểu, nhưng hãy đọc đến hết nhé :p – ND)

Trong chương trước, chúng ta xác định được rằng tất cả mọi thứ bắt đầu với các nhà thiết kế game, và các nhà thiết kế game cần những kỹ năng nhất định. Bây giờ là lúc để bắt đầu về cách một nhà thiết kế game sử dụng những kỹ năng. Nói cách khác, chúng ta cần phải hỏi "Mục tiêu của các nhà thiết kế game là gì? ". Lúc đầu, câu trả lời có vẻ rất hiển nhiên: thiết kế một game. Mục tiêu thiết kế là thiết kế game.

Nhưng điều này không đúng.

Cuối cùng, một nhà thiết kế game không quan tâm đến game. Game đơn thuần chỉ là một cái mốc của công việc. Game chỉ là một sản phẩm ảo (một phần mềm gồm rất nhiều các bit). Game là vô giá trị trừ khi có người chơi chúng. Tại sao? Điều kỳ diệu gì xảy ra khi game có người chơi?

Khi mọi người chơi game, họ có được kinh nghiệm. Chính những kinh nghiệm này là thứ mà các nhà thiết kế quan tâm. Nếu không có kinh nghiệm, game là vô giá trị.

Chúng ta đang bước vào một lĩnh vực rất khó để trình bày. Không phải vì nó quá mới - trên thực tế thì ngược lại. Thật khó để nói về nó vì nó quá quen thuộc. Tất cả mọi thứ chúng ta từng thấy (ngắm hoàng hôn!), thực hiện (bạn đi máy bay bao giờ?), suy nghĩ (tại sao bầu trời có màu xanh), hoặc cảm thấy (tuyết rất lạnh!) là kinh nghiệm. Theo định nghĩa, chúng ta không thể trải nghiệm bất cứ điều gì mà không có kinh nghiệm. Kinh nghiệm là rất nhiều phần trong chúng ta, rất khó để hiểu (ngay cả suy nghĩ về kinh nghiệm cũng là một kinh nghiệm). Nhưng, mặc dù rất quen thuộc nhưng lại rất khó để mô tả. Bạn không thể nhìn thấy, hoặc giữ chúng - thậm chí bạn không thể chia sẻ chúng. Không có hai người cùng có những trải nghiệm giống hệt nhau về một điều gì đó - kinh nghiệm của mỗi người về một cái gì đó là hoàn toàn duy nhất.

Và đây chính là nghịch lý của kinh nghiệm. Ở một mức độ nào đó, chúng không rõ ràng và rất mơ hồ. Nhưng với những gì mà kinh nghiệm có thể làm được, tạo ra chúng là tất cả những gì một nhà thiết kế game thực sự quan tâm. Chúng ta không thể bỏ qua chúng. Chúng ta phải sử dụng mọi phương tiện để có thể hiểu và nắm được bản chất những kinh nghiệm của con người.



Game không phải là kinh nghiệm

Chúng ta phải hoàn toàn rõ ràng ở điểm này trước khi có thể tiếp tục. Game không phải là kinh nghiệm. Game cho người ta trải nghiệm, nhưng nó không phải là kinh nghiệm. đây là một khái niệm khó nắm bắt đối với một số người. Một câu hỏi cổ điển như sau: "Nếu một cái cây đổ trong rừng, và không ai nghe thấy âm thanh nào, như vậy là khi cây đổ không tạo ra âm thanh?". Câu hỏi này được nhắc đến thường xuyên đến nỗi nó trở nên nhàm chán, nhưng nóchính xác là những gì chúng ta đang nói tới. Nếu định nghĩa về "âm thanh" là phân tử không khí dao động, như vậy, khi cây đổ tạo ra âm thanh. Nếu định nghĩa của chúng ta về âm thanh là kinh nghiệm của việc nghe thấy âm thanh , từ đó suy ra câu trả lời là không, cây đổ không tạo ra âm thanh vì không có ai nghe thấy gì hết. Là nhà thiết kế, chúng ta không thực sự quan tâm về những cái cây và tại sao nó đổ - chúng ta chỉ quan tâm về kinh nghiệm lắng nghe nó. Cây chỉ đơn giản là một cái kết thúc. Và nếu không có ai lắng nghe nó, tốt thôi, chúng ta không quan tâm tất cả những cái đó.

Nhà thiết kế game chỉ quan tâm đến những gì có vẻ như tồn tại. Người chơi và game là có thật. Kinh nghiệm là tưởng tượng - nhưng người ta đánh giá game thông qua chất lượng của các điều tưởng tượng này bởi vì đó là lý do những người chơi game.

Nếu có thể, bằng sự kỳ diệu của công nghệ cao, tạo ra những kinh nghiệm cho người chơi mà không cần những thiết bị hay game - chúng ta sẽ làm điều đó. Theo một cách hiểu nào đó, đó là mục tiêu của "thực tại ảo (artificial reality)" - để có thể tạo ra những kinh nghiệm mà không bị giới hạn bởi những hạn chế của môi trường tạo ra kinh nghiệm (Môi trường tạo ra kinh nghiệm ở đây chính là thông qua game - ND). Đó là một giấc mơ đẹp, nhưng vẫn chỉ là một giấc mơ. Chúng ta không thể tạo ra kinh nghiệm trực tiếp cho người chơi. Có lẽ trong tương lai, điều đó có thể xảy ra. Thời gian sẽ trả lời. Còn bây giờ, điều mà tất cả chúng ta có thể làm là tạo ra các thiết bị chơi game, game … có thể tạo ra một số loại kinh nghiệm khi người chơi tương tác với chúng.

Và điều đó làm cho việc thiết kế game trở nên rất khó khăn. Cũng giống như làm một con tàu trong một cái hộp, trong khi chúng ta không được nhìn thấy chúng ta đang làm ra cái gì. Chúng ta tạo ra một thứ mà người chơi tương tác cùng, và đó chúng ta truyền đạt cho họ những kinh nghiệm. Chúng ta không bao giờ thực sự thấy đầu ra của công việc, vì nó là một kinh nghiệm của người khác, và cuối cùng, nó không thể chia sẻ lại với chính chúng ta.

Đó là lý do tại sao lắng nghe là điều rất cần thiết cho một nhà thiết kế game.



Đây có phải là cách duy nhất để tạo ra game?

Những nhà thiết kế các loại hình giải trí - sách, phim ảnh, kịch, âm nhạc, tất cả mọi thứ - đều phải đối phó với cùng một vấn đề: Làm thế nào để có thể tạo ra một cái gì đó, mà thứ đó sẽ tạo ra một kinh nghiệm nhất định khi một người tương tác với nó?

Nhưng sự tách bạch giữa sản phẩm và kinh nghiệm từ sản phẩm đó của việc thiết kế game lớn hơn nhiều so với các loại giải trí khác, vì một lý do không thể thấy rõ được. Nhà thiết kế game phải đối mặt với sự tương tác nhiều hơn so với các nhà thiết kế khác. Các tác giả của một cuốn sách hay một vở kịch cần thiết kế một kinh nghiệm có tính chất tuyến tính (tuyến tính được hiểu là, một cuốn sách sẽ chỉ đi theo một hướng nhất định, và người đọc hoàn toàn không thể thay đổi dù chỉ một chi tiết nhỏ nhất. Ngược lại với nó là phi tuyến tính, tức là người đọc có thể chọn nhiều phương án – kể cả rất nhỏ, dẫn đến những kết quả khác nhau - ND).

Có một bản đồ khá trực quan giữa những gì họ tạo ra và những gì người đọc hoặc xem được trải nghiệm. Thiết kế game không dễ dàng như vậy. Chúng ta cung cấp cho người chơi sự tự chủ trong việc kiểm soát nhịp độ và chuỗi các sự kiện.

Chúng ta thậm chí còn đưa vào các sự kiện ngẫu nhiên! Điều này làm cho sự khác biệt giữa sản phẩm và kinh nghiệm rõ ràng hơn là giải trí tuyến tính. Đồng thời, nó làm cho chúng ta không biết người chơi nhận được những kinh nghiệm nào khi chơi game.

Vậy, tại sao chúng ta làm điều đó? Điều đặc biệt gì về kinh nghiệm trong game làm cho chúng ta bỏ qua tính chất tuyến tính? Có phải chúng ta chỉ làm điều đó để tạo ra những thử thách? Không, với tất cả mọi thứ mà một nhà thiết kế game làm, chúng ta làm vì những kinh nghiệm mà nó tạo ra. Có cảm xúc nhất định như: lựa chọn, tự do, trách nhiệm, hoàn thành, cảm xúc của bạn, và nhiều người khác, mà chỉ có kinh nghiệm trong game có thể cung cấp. Đây là lý do tại sao chúng ta chấp nhận con đường đi khó khăn - để tạo ra những kinh nghiệm mà không con đường nào khác tạo ra được.



Ba phương pháp tiếp cận thực tế để đuổi theo cầu vồng (Rainbows Chasing)

Ở đây không phải là không có quy tắc! Chúng ta đang cố gắng để đạt được một cái gì đó! -Thomas Edison

Vì vậy - chúng ta tạo ra những gì chúng ta muốn - tạo ra game, mà sẽ bằng cách nào đó, tạo ra những điều tuyệt vời, hấp dẫn, và những kinh nghiệm đáng nhớ. Để làm điều này, chúng ta phải tham gia vào một công việc khó khăn: để khám phá cả những bí ẩn trong tâm trí con người và những bí mật của trái tim con người. Và có ba lĩnh vực, đặc biệt, nổi bật: Tâm lý học, Nhân chủng học, và Thiết kế.  Chúng ta sẽ sử dụng phương pháp tiếp cận từ cả ba lĩnh vực này, vì vậy chúng ta hãy xem xét những gì mà chúng cung cấp.


Tâm lý học
Ai giúp chúng ta tìm hiểu bản chất của kinh nghiệm con người hơn những nhà tâm lý học, các nhà khoa học nghiên cứu các cơ chế chi phối tâm trí con người? Và thực sự, họ đã thực hiện một số khám phá về tâm thức cực kỳ hữu ích, một số trong đó sẽ được đề cập đến trong cuốn sách này. Trong thực tế, bạn có thể mong đợi rằng chúng ta sẽ hiểu, làm thế nào để tạo ra những trải nghiệm tuyệt vời của con người ngay bây giờ; rằng các nhà tâm lý học sẽ có tất cả các câu trả lời. Đáng buồn là sẽ không có chuyện đó. Bởi vì họ là các nhà khoa học, họ buộc phải làm việc trong lĩnh vực của cái gì là thật và sự chứng minh. Đầu thế kỷ hai mươi, sự chia rẽ trong tâm lý học tăng lên. Trên một mặt của cuộc chiến là behaviorists, người chỉ tập trung vào hành vi đo lường được, tham gia một "hộp đen" tiếp cận với nghiên cứu về tư duy (mind). Công cụ chính của họ là mục tiêu, điều khiển thử nghiệm. Phía bên kia là những hiện tượng học đã nghiên cứu những gì nhà thiết kế game quan tâm nhất - bản chất của kinh nghiệm con người và "cảm giác về những gì sẽ xảy ra". Công cụ bí mật của họ là nội quan - hành động kiểm tra kinh nghiệm của bạn khi chúng xảy ra.

Thật không may cho chúng ta, behaviorists đã chiến thắng, và vì lý do rất tốt. Các nhà khoa học tập trung behavioristic về mục tiêu, thí nghiệm lặp đi lặp lại. Một behaviorist có thể làm một thử nghiệm, xuất bản một bài báo về nó, và behaviorists khác có thể lặp lại thí nghiệm theo các điều kiện tương tự, gần như chắc chắn nhận được kết quả tương tự. Mặt khác, cách tiếp cận hiện tượng nhất thiết là phải chủ quan. Kinh nghiệm bản thân không thể đo lường trực tiếp - chỉ mô tả và sự mô tả không hoàn hảo. Khi thử nghiệm diễn ra trong tâm trí bạn, làm thế nào bạn có thể có thể đảm bảo các điều kiện thí nghiệm được kiểm soát? Kết quả là, càng nhiều tiến bộ đã đạt được nhờ tâm lý học hiện đại, nó tạo cảm giác bắt buộc phải tránh những điều chúng ta quan tâm về nhất - bản chất của kinh nghiệm của con người.

Mặc dù tâm lý học không có tất cả các câu trả lời chúng ta cần, nó cung cấp một số những thứ rất hữu ích, chúng ta sẽ thấy. Hơn thế nữa, nó cung cấp cách tiếp cận khá hiệu quả có thể sử dụng. Không bị ràng buộc bởi trách nhiệm nghiêm ngặt của khoa học, nhà thiết kế game có thể sử dụng cả hai thí nghiệm behavioristic và tư duy (mind) để tìm hiểu những gì chúng ta cần phải biết, vì cuối cùng, là nhà thiết kế, chúng ta không quan tâm đến những gì là chắc chắn đúng trong thế giới của thực tế khách quan, mà chỉ với những gì có vẻ là sự thật trong thế giới của kinh nghiệm chủ quan. Nhưng có lẽ đó là một cách tiếp cận khoa học nằm ở đâu đó giữa hai thái cực của behaviorism và tư duy (mind)?

Nhân chủng học
Nhân chủng học là phần nhân văn nhất của khoa học và là phần khoa học nhất của nhân văn. -Alfred L. Kroeber

Nhân chủng học là một chi nhánh chính của nghiên cứu về con người và những gì họ suy nghĩ và làm. Phải cần một cách tiếp cận toàn diện hơn nhiều so với tâm lý học, nhìn vào tất cả mọi thứ về con người bao gồm cả khía cạnh thể chất, trí tuệ và văn hóa của họ. Lĩnh vực này rất quan tâm đến việc nghiên cứu những điểm tương đồng và khác biệt giữa các dân tộc khác nhau trên thế giới, không chỉ ngày hôm nay, mà trong suốt lịch sử.

Điều thú vị của việc thiết kế game là cách tiếp cận sẽ giống như những nhà nhân chủng học văn hóa, đó là nghiên cứu về cách sống của con người trong cuộc sống, chủ yếu là thông qua nghiên cứu thực địa. Nhà nhân chủng học văn hóa sống với đối tượng nghiên cứu của mình, và cố gắng để đắm mình hoàn toàn trong thế giới của những người mà họ đang cố gắng để tìm hiểu. Họ toàn tâm cho việc quan sát khách quan một nền văn hóa, nhưng đồng thời họ dựa vào nội quan và mất nhiều công sức để đặt mình vào vị trí của đối tượng của họ. Điều này giúp các nhà nhân chủng học không chỉ tưởng tượng mà còn "cảm thấy như" họ đang trở thành đối tượng của chính họ.

Chúng ta có thể học một số điều quan trọng về bản chất của con người thông qua công việc của các nhà nhân chủng học - nhưng quan trọng hơn, tự mình trở thành một nhà nhân chủng học văn hóa, tiếp cận người chơi của chúng ta, phỏng vấn họ, học hỏi tất cả mọi thứ chúng ta mà có thể về họ, và đặt mình vào vị trí của họ, chúng ta có thể có được những hiểu biết mà một cái nhìn khách quan không thể có.


Thiết kế
Lĩnh vực thứ ba đã thực hiện nghiên cứu quan trọng về kinh nghiệm của con người, không có gì đáng ngạc nhiên, đó là lĩnh vực thiết kế. Chúng ta sẽ có thể học hỏi những điều hữu ích từ hầu hết các loại hình thiết kế: nhạc sĩ, kiến ​​trúc sư, các tác giả, các nhà làm phim, nhà thiết kế trong công nghiệp, thiết kế web, biên đạo múa, thiết kế hình ảnh, và nhiều hơn nữa. Sự đa dạng đáng kinh ngạc của "quy tắc của ngón tay cái (Quy tắc kinh nghiệm - ND)" đến từ các lĩnh vực thiết kế khác nhau sẽ giúp ích cho việc minh hoạ về kinh nghiệm của con người. Nhưng thật không máy, những nguyên tắc này thường có thể khó khăn để sử dụng. Không giống như các nhà khoa học, nhà thiết kế hiếm khi ghi lại những khám phá của họ. Các nhà thiết kế tốt nhất trong nhiều lĩnh vực thường biết rất ít về hoạt động của các lĩnh vực thiết kế khác. Vì vậy, để sử dụng nguyên tắc từ các khu vực thiết kế khác, chúng ta sẽ cần phải quăng một mẻ lưới rộng. Bất cứ ai tạo ra một cái gì đó mà mọi người có thể trải nghiệm và thưởng thức là một thứ chúng ta có thể học hỏi, và vì vậy chúng ta sẽ học hỏi, áp dụng các quy tắc và các cách thức từ các nhà thiết kế.

Lý tưởng nhất, chúng ta sẽ tìm cách để kết nối tất cả các nguyên tắc đa dạng của thiết kế cho các lĩnh vực khác nhau thông qua các nền tảng chung của tâm lý học và nhân chủng học, vì cuối cùng tất cả các nguyên tắc thiết kế bắt nguồn từ đó. Ở một khía cạnh nào đó, chúng ta sẽ làm điều đó trong cuốn sách này. Có lẽ một ngày nào đó ba lĩnh vực sẽ tìm thấy một cách để thống nhất tất cả các nguyên tắc của chúng.

Cho đến nay, chúng ta sẽ cần tạo ra sự liên kết giữa ba lĩnh vực, sẽ rất khó vì ba lĩnh vực này ít có sự tương đồng. Không một phương pháp hay lĩnh vực nào có thể giải quyết toàn bộ vấn đề của chúng ta, vì vậy chúng ta sẽ  kết hợp chúng, cố gắng sử dụng chúng một cách thích hợp, như  vậy chúng ta có thể có một hộp công cụ. Chúng ta cần có cái nhìn cởi mở và thực tế - những ý tưởng tốt có thể đến từ bất cứ nơi nào, nhưng chúng chỉ tốt nếu giúp chúng ta có những trải nghiệm tốt hơn.

http://tuanvumanh.blogspot.com/

Friday, September 26, 2014

The Art of Game Design tiếng việt - Phần 1

The Art of Game Design: A book of lenses - Nghệ thuật thiết kế game - Chương 1 - Đầu tiên, đây là những nhà thiết kế

Mình là dân kỹ thuật, nhưng cũng là người mới trong lĩnh vực này, trình độ tiếng anh hạn chế, vì vậy sẽ dịch theo ý hiểu, và giữ lại những từ mình cho là thuật ngữ chuyên ngành (không cần thiết phải tìm từ tiếng việt thay thế). Các bạn có ghé qua xin hãy góp ý để mình có thể làm hoàn thiện hơn, và xin đừng nói lời cay đắng vì dù sao mình cũng có ý tốt, mong muốn đóng góp cho cộng đồng :D

Mình dịch cuốn này với hi vọng giúp các bạn có cái nhìn toàn diện hơn về công viêc thiết kế game, và giúp các bạn có khả năng tiếng anh hạn chế hoặc không đủ thời gian dịch có thể tham gia thiết kế và làm game cho riêng mình.

Hi vọng việc làm game sẽ dành cho tất cả mọi người.

Tùy thời gian mình sẽ cố gắng dịch những phần tiếp theo.
-------
Lược dịch từ cuốn sách The Art of Game Design: A book of lenses của tác giả Jesse Schell
Thông tin về tác giả: http://en.wikipedia.org/wiki/Jesse_Schell
Rất cảm ơn tác giả cuốn sách mặc dù không có gan gửi mail xin phép mà tự ý dịch.
-------
Download bản tiếng anh: Tự google nhé ;)
-------
Tuấn Vũ dịch với sự trợ giúp của Google Translate :D
-------
Phần trước: Phần 1: Hello
Phần kế tiếp:
------- ------- ------- ------- ------- ------- -------

In the Beginning, 
There Is the Designer



Những từ kỳ diệu
Những bạn muốn trở thành nhà thiết kế game thường hỏi tôi, “Làm thế nào để trở thành một nhà thiết kế game?” Và câu trả lời rất đơn giản: “Thiết kế game. Ngay bây giờ! Thậm chí không cần đọc hết cuốn sách này! Hãy bắt đầu làm! Luôn và ngay! ”

Và một số làm theo những gì tôi nói. Nhưng nhiều người thì không, họ không tin.
Bạn chỉ có thể trở thành một nhà thiết kế game bằng cách thiết kế game, nhưng chính xác là nên bắt đầu như thế nào? Nếu bạn có câu hỏi như vậy, thì câu trả lời rất đơn giản. Chỉ cần nói những lời kỳ diệu dưới đây (Nói to những điều bản thân muốn làm và mục tiêu của bản thân là cách tự tạo động lực cho bản thân, cái này mình thấy được áp dụng ở khá nhiều lĩnh vực, đặc biệt là khi tiếp cận với cái mới - ND):
Tôi là một nhà thiết kế game

Nghiêm túc đấy. Nói thành lời, ngay bây giờ. Đừng ngại - không có ai ở đây ngoại trừ bạn.
Bạn làm rồi đúng không? Nếu đúng, xin chúc mừng. Bây giờ bạn đã là một nhà thiết kế game rồi. Có lẽ bạn cảm thấy, ngay lúc này, bạn không thực sự là một nhà thiết kế game. Thế là tốt, bởi vì như chúng ta sẽ khám phá ngay bây giờ, mọi người sẽ trở thành ai mà họ muốn, bắt đầu từ việc giả như đã trở thành người đó. Chỉ cần giả vờ, làm những điều bạn nghĩ rằng một nhà thiết kế game sẽ làm, và chẳng bao lâu, bạn sẽ trở thành nhà thiết kế game. Nếu muốn tăng thêm sự tự tin, chỉ cần lặp lại một lần nữa: Tôi là một nhà thiết kế game.
Đôi khi, tôi lặp lại chúng như thế này:

Bạn là ai?
Tôi là một nhà thiết kế game.
Không, chả giống tẹo nào.
Tôi  một nhà thiết kế game .
Thiết kế cái gì cơ?
Tôi là một nhà thiết kế game.
Ý bạn là ngồi chơi game á?
Tôi là một nhà thiết kế game .

Game được xây dựng dựa trên lòng tin, nghe có vẻ ngớ ngẩn. Nhưng đó là điều tốt nhất bạn có thể làm khi bắt đầu. Nếu bạn nghi ngờ về khả năng của bản thân, thì đó chính là thứ kìm hãm bạn. Là một người mới trong linh vực này, bạn sẽ nghĩ rằng “Tôi chưa bao giờ làm việc này - Tôi không biết nên làm gì. ” Một khi bạn có một ít kinh nghiệm, bạn sẽ nghĩ rằng “kỹ năng của tôi là quá ít – lĩnh vực này quá mới. Có lẽ tôi sẽ thử ở một lĩnh vực khác. ” Và khi bạn là một người có kinh nghiệm, bạn sẽ nghĩ rằng “Thế giới có quá nhiều thứ. Và có lẽ tôi đã mất khả năng tiếp cận với cái mới. ”

Hãy bỏ hết những suy nghĩ này đi, nó sẽ không giúp gì được cho bạn cả. Đừng nghĩ đến khả năng, có thể hoặc không thể. Nếu bạn tiếp xúc với những bộ óc sang tạo, họ không giống nhau nhưng có một điểm tương đồng: Đầu óc họ bị thiếu mất nỗi sợ bị chế giễu. Một số sáng kiến vĩ đại chỉ có từ những người thành công bởi vì họ đã quá ngu ngốc để không nhận ra rằng những gì họ đã làm là không thể. 

Thiết kế game là việc đưa ra quyết định, và quyết định phải được thực hiện với sự tự tin. Có thể thất bại không? Tránh sao được. Bạn sẽ thất bại một lần, và một lần nữa, và một lần nữa. Bạn sẽ thất bại rất nhiều lần trước khi bạn thành công. Nhưng thất bại là con đường duy nhất dẫn đến thành công. 


Những kỹ năng (skills - ND) cần có của một nhà thiết kế game?
Nói một cách ngắn gọn, đó là tất cả mọi thứ. Hầu như bất cứ điều gì mà bạn có thể làm tốt đều có thể trở nên hữu ích cho công việc thiết kế game. Dưới đây là một số các lĩnh vực, được liệt kê theo thứ tự abc (abc theo tiếng anh nhé - ND):

● Animation (Các bạn nên tìm hiểu thêm về từ này trên google :D - ND) - game hiện đại có đầy đủ các thành phần giúp cho nhân vật trở nên sống động. Từ ​​”animation” có nghĩa là “to give life (đại khái là trao sự sống cho nhân vật và thế giới trong game, làm cho nhân vật trở nên sống động hơn, mình không biết dịch thế nào :D - ND)”. Tìm hiểu về khả năng và giới hạn của các animation sẽ cho phép bạn tạo ra những ý tưởng thiết kế thế giới chưa từng có.
● Nhân chủng học - Bạn sẽ có những đối tượng trong một môi trường sống mà game của bạn tạo nên.
● Kiến trúc - Bạn sẽ được thiết kế nhiều hơn các tòa nhà - bạn sẽ có thể thiết kế cả những thành phố và thế giới. Sự hiểu biết về kiến ​​trúc, là sự hiểu biết về mối quan hệ giữa con người và không gian.
● Động não (kích não) - Bạn sẽ cần phải biết cách tạo ra những ý tưởng mới.
● Kinh doanh - Ngành công nghiệp game chỉ ra rằng, đây là một ngành công nghiệp thực sự. Hầu hết các game được làm ra để phục vụ mục đích kinh doanh. Bạn càng có kiến thức về kinh doanh thì game của bạn càng có cơ hội trở thành hiện thực.
● Điện ảnh - Nhiều game sẽ có những đoạn phim trong đó. Hầu như game hiện đại đều có một máy quay ảo. Bạn cần phải hiểu nghệ thuật điện ảnh nếu bạn muốn tạo ra những trải nghiệm cảm xúc cho người chơi.
● Truyền thông - Bạn sẽ cần nói chuyện với những người trong tất cả các lĩnh vực được liệt kê ở đây, thậm chí là nhiều hơn nữa. Bạn sẽ cần phải giải quyết xung đột, giải quyết vấn đề truyền đạt thông tin, và biết được những người làm cùng bạn, khách hàng của bạn, và đối tượng mà bạn hướng tới thực sự cảm nhận về game của bạn như thế nào.
● Viết sáng tạo - Bạn sẽ tạo ra cả một thế giới ảo, những quần thể sống trong đó, và quyết định những sự kiện sẽ xảy ra ở đó.
● Kinh tế - Nhiều game hiện nay có trong đó một nền kinh tế ảo phức tạp. Sự hiểu biết về các quy luật kinh tế có thể sẽ hữu ích.
● Kỹ thuật - game hiện đại liên quan đến một số công nghệ phức tạp nhất hiện nay. Nhà thiết kế game phải hiểu những giới hạn và khả năng của công nghệ.
● Lịch sử - Nhiều game sử dụng những bối cảnh lịch sử có thật hoặc có những yếu tố lịch sử trong đó. Ngay cả những người làm game giả tưởng cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều từ lịch sử.
● Quản lý - Một đội ngũ làm việc cùng hướng tới một mục tiêu, luôn cần có một vài cách quản lý. Thiết kế tốt có thể thành công ngay cả khi quản lý không tốt, ví dụ như cách “quản lý từ bên dưới” để công việc có thể hoàn thành được theo ý mình.
● Toán học - Game sẽ bao hàm nhiều mảng trong toán học, xác suất, phân tích rủi ro, hệ thống tính điểm, .... Một nhà thiết kế giỏi không sợ việc phải đi sâu tìm hiểu về toán học.
● Âm nhạc - Âm nhạc là ngôn ngữ của tâm hồn. Nếu game của bạn sẽ thực sự muốn chạm được tới tâm hồn của người chơi, để họ đắm mình trong thế giới game, bạn không thể làm điều đó mà không có âm nhạc.
● Tâm lý học - Mục tiêu của bạn là làm cho một con người vui vẻ. Bạn phải hiểu suy nghĩ của con người hoạt động như thế nào.
● Nói trước đám đông - Bạn sẽ thường xuyên phải trình bày ý tưởng của bạn với nhóm. Đôi khi bạn sẽ phải tranh luận với họ, đôi khi là thuyết phục họ về ý tưởng thiên tài của bạn. Dù mục đích là gì, bạn cần phải tự tin, rõ ràng, tự nhiên và thú vị, hoặc mọi người sẽ nghi ngờ bạn không biết những gì mà chính bạn đang làm.
● Thiết kế âm thanh – Âm thanh có thể giúp người chơi biết (tưởng tượng) họ đang ở đâu.
● Viết tài liệu kỹ thuật - Bạn cần phải tạo tài liệu mô tả rõ ràng cho thiết kế phức tạp của bạn mà không có lỗi nào.
● Kỹ thuật đồ họa - game của bạn sẽ có yếu tố đồ họa. Bạn cần biết một công cụ vẽ đồ họa nào đó để mô tả thế giới mà bạn muốn xây dựng.

Và tất nhiên, còn nhiều nữa. Khó, đúng không? Làm thế nào để có được tất cả những cái này? Thực tế là không ai làm được. Tuy nhiên, nhiều trong số này là những thứ bạn đang làm việc cùng hoặc tiếp xúc hàng ngày, tuy không phải là giỏi. Đó là lý do tại sao các nhà thiết kế game cần phải tự tin và không sợ hãi. Nhưng có một kỹ năng đó là chìa khóa cho tất cả những cái khác.


Kỹ năng quan trọng nhất
Trong tất cả các kỹ năng được đề cập ở trên, có một kỹ năng rất quan trọng, và nó có vẻ rất xa lạ đối với hầu hết mọi người, thậm chí tôi không liệt kê nó. 

Nhiều người đoán là “sáng tạo”, và tôi cho rằng đây là kỹ năng quan trọng thứ hai. Một số đoán là “tư duy phê phán” hay “logic vì chúng ta có định nghĩa thiết kế game là đưa ra quyết định. Những kỹ năng đó thực sự quan trọng, nhưng không phải là quan trọng nhất. Một số nói đó là “truyền thông” hoặc “nói trước đám đông”. Nói chắc chắn là một kỹ năng quan trọng, nhưng giao tiếp và thiết kế game tốt được bắt nguồn từ một cái gì đó xa hơn và cơ bản hơn.
Lắng nghe.

Các kỹ năng quan trọng nhất đối với một nhà thiết kế game là lắng nghe.
Game thiết kế phải lắng nghe nhiều điều. Có thể xếp thành năm nhóm chính: Nhóm làm việc, người chơi, game, khách hàng, và bản thân nhà thiết kế. Hầu hết nội dung trong cuốn sách này sẽ nói về việc làm thế nào để lắng nghe năm điều trên.
Điều này nghe có vẻ vô lý cho bạn. Làm thế nào để việc lắng nghe hỗ trợ công việc của chúng ta?
Bằng cách lắng nghe, ý tôi không đơn thuần là nghe những gì được nói. Ý tôi là nghe một cách thấu đáo. 
Ví dụ, bạn đang làm việc, và bạn thấy bạn của bạn, Fred. ”Hi, Fred, khỏe không? ” Bạn nói. Fred cau mày, nhìn xuống, thay đổi trọng tâm một cách không thoải mái, dường như cố tìm một từ để nói, và sau đó nói khẽ, không nhìn vào mắt bạn: “Uh, tốt, tôi nghĩ vậy. ”Và sau đó, anh ta hít một hơi thật sâu, nhìn vào mắt bạn, và nói to hơn một chút “Tớ, uh, tốt. Còn cậu? ”

Vậy là Fred đang thấy ổn? Vậy là tốt rồi. Nếu bạn chỉ nghe qua, bạn có thể sẽ rút ra kết luận đó. Nhưng nếu bạn lắng nghe kỹ hơn, chú ý đến ngôn ngữ cơ thể của Fred, biểu hiện trên khuôn mặt, giọng nói và cử chỉ, bạn có thể nghe một thông điệp rất khác: “Thực ra, tôi không tốt. Tôi có một số vấn đề mà tôi nghĩ rằng tôi có thể nói với bạn. Nhưng tôi sẽ không làm điều đó trừ khi bạn nhận ra (bạn nhận ra khi bạn thực sự quan tâm đến tôi), bởi vì đó là vấn đề cá nhân. Nếu bạn không muốn biết, tôi sẽ không nói, và tôi sẽ giả vờ rằng mọi thứ đều ổn. ”.

Khi bạn lắng nghe kỹ, quan sát tất cả mọi thứ và không ngừng tự hỏi mình: ”Có đúng không? ”“ Tại sao nó là như vậy? ”“ Đây có phải là điều mà họ cảm thấy không?”“ Điều đó nghĩa là gì?


Năm đối tượng lắng nghe
Bởi vì thiết kế game là một mạng lưới liên kết với nhau như vậy, chúng tôi sẽ được tham quan và xem xét năm đối tượng lắng nghe, và tìm hiểu mối liên kết của chúng trong suốt cuốn sách này.
Bạn sẽ cần phải lắng nghe team (nhóm làm việc - ND) của bạn (Chương 23 và 24), kể từ khi bắt đầu xây dựng game và đưa ra quyết định thiết kế game cùng họ. Bạn có nhớ danh sách những kỹ năng cần có không? Làm việc nhóm, bạn sẽ có thể có gần như toàn bộ kỹ năng trong danh sách đó. Nếu bạn có thể lắng nghe sâu sắc cho nhóm của bạn, và thật sự giao tiếp với họ, bạn sẽ có một nhóm thống nhất, như thể, tất cả các bạn chia sẻ những kỹ năng với nhau.

Bạn sẽ cần phải lắng nghe người chơi của bạn(Chương 8, 9, 21, 22, và 30), vì đó là những người sẽ chơi game của bạn. Cuối cùng, nếu họ không hài long thì có nghĩa là bạn đã thất bại. Và cách duy nhất để biết điều gì sẽ làm cho họ vui vẻ là lắng nghe và đón nhận những ý kiến từ họ.

Bạn sẽ cần phải lắng nghe game của bạn (hầu hết các chương trong cuốn sách). Nó có nghĩa là bạn sẽ làm quen với game của bạn từ trong ra ngoài. Giống như một thợ cơ khí có thể kiểm tra một chiếc xe bằng cách nghe tiếng động cơ, bạn sẽ nhận ra những cái chưa đúng trong game bằng cách “lắng nghe” khi nó chạy.

Bạn sẽ cần phải lắng nghe khách hàng của bạn (Chương 27-29). Khách hàng là một trong những người trả tiền để bạn thiết kế game, và nếu bạn không đáp ứng được những gì họ muốn, họ sẽ tìm người khác. Chỉ bằng cách lắng nghe họ, bạn sẽ biết họ thực sự muốn gì

Và cuối cùng, bạn sẽ cần phải lắng nghe bản thân bạn (Chương 1, 6 và 32). Điều này nghe có vẻ dễ dàng, nhưng đối với nhiều người, nó là đối tượng khó nhất. Nếu bạn có thể làm chủ nó, nó sẽ là một trong những công cụ mạnh nhất của bạn.


Bí mật của năng khiếu
Sau tất cả những gì đã nói ở trên, bạn đã hiểu thêm được chút ít. Bạn có thể tự hỏi, liệu thiết kế game có thực sự dành cho mình hay không? Bạn có thể thấy rằng, những nhà thiết kế game luôn có những kỹ năng, giống như là một năng khiếu đặc biệt cần cho công việc. Nó đến với họ rất tự nhiên, và mặc dù bạn thích game, bạn tự hỏi, liệu bạn có năng khiếu để trở thành một nhà thiết kế thành công không? Đây là một bí mật nhỏ về năng khiếu. Có hai loại.

Đầu tiên, đó là năng khiếu bẩm sinh - năng khiếu nhỏ. Nếu bạn có điều này, một năng khiếu như thiết kế game, toán học, hoặc chơi piano... Bạn có thể làm điều đó dễ dàng, gần như không cần suy nghĩ. Tuy nhiên, bạn không nhất thiết sẽ làm công việc liên quan đến nó. Có hàng triệu người, với những năng khiếu của họ, mặc dù có khả năng, nhưng họ không bao giờ làm được điều tuyệt vời với kỹ năng xuất sắc của mình, đơn giản là vì họ thiếu năng khiếu lớn.

Năng khiếu lớn đó chính là tình yêu của công việc. Điều này nghe quá nhiều rồi. Làm thế nào mà tình yêu công việc lại quan trọng hơn các kỹ năng khác? Vì một lý do đơn giản: Nếu bạn có tình yêu với công việc thiết kế game, bạn sẽ thiết kế game bằng mọi cách và sử dụng tất cả những gì bạn có. Và bạn sẽ tiếp tục làm việc đó. Và qua thực hành, kỹ năng thiết kế game của bạn, giống như cơ bắp, sẽ phát triển và trở nên mạnh hơn, cho đến khi các kỹ năng của bạn tốt hơn, tốt hơn cả những người chỉ có những năng khiếu nhỏ. Và mọi người sẽ nói, “Wow. Đây đúng là một nhà thiết kế game bẩm sinh. ”Họ sẽ nghĩ rằng bạn có năng khiếu nhỏ, tất nhiên, chỉ có bạn sẽ biết nguồn gốc bí mật kỹ năng của bạn, đó là kỹ năng lớn: tình yêu công việc.

Nhưng có lẽ bạn không chắc là bạn có năng khiếu nào đó hay không. Bạn không chắc chắn bạn có thực sự thích công việc thiết kế game hay không. Tôi đã gặp nhiều sinh viên bắt đầu thiết kế game vì tò mò, chỉ để thấy họ ngạc nhiên và họ đã bắt đầu yêu thích công việc này như thế nào. Tôi cũng đã gặp những người nghĩ rằng, thiết kế game là con đường của họ. Một số thậm chí đã có những năng khiếu nhỏ nào đó. Nhưng khi họ họ bắt đầu thực sự thì họ thấy rằng họ đã nhầm.

Chỉ có một cách để biết bạn có năng khiếu nào hay không. Bắt đầu bước đi và lắng nghe xem con đường bạn đang đi có làm cho trái tim của bạn cất lên tiếng hát hay không?

Vì vậy, hãy thuộc lòng những từ kỳ diệu, và nói chúng thành lời!

Tôi là một nhà thiết kế game.
Tôi  một nhà thiết kế game .
Tôi là một nhà thiết kế game .
Tôi là một nhà thiết kế game .


http://tuanvumanh.blogspot.com/

 

Subscribe to our Newsletter

Contact our Support

E-mail: syphu3107@live.com

Our Team Memebers